Thư viện tài liệu
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật
 Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 thán

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xác định phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đảng được thể chế hoá trong Hiến pháp đòi hỏi tinh thần thượng tôn pháp luật. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải trở thành hành động thực tế của mỗi thành viên trong xã hội. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng đòi hỏi pháp luật phải minh bạch, công khai, được thực thi nghiêm chỉnh. Từ khi diễn ra công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương không ngừng tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã thu được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Việc ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một mức độ cao hơn, đầy đủ và toàn diện hơn.

Với vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Nhà xuất bản Tư pháp trân trọng giới thiệu cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật” (Tái bản lần thứ hai) do PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, nguyên Uỷ viên chuyên trách – Thường trực Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, nguyên Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (từ năm 2003 đến 2008) làm Chủ biên.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Ý kiến góp ý
Họ và tên:
Địa chỉ mail của bạn:
Tiêu đề:
Chọn file: