Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Uy tín của Tòa án chính là tín nhiệm của thể chế chính trị, của Nhà nước, bởi đây là niềm tin của người dân vào công lý, công bằng xã hội
Untitled 1
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhận định: Tòa án có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quá trình phát triển của Tòa án luôn gắn liên với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước. Trải qua hơn 78 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tường giao phó. Chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các Tòa án ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần tạo môi trường lành mạnh, ổn định cho sự phát triển đât nước. “Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ cán bộ, Thẩm phán đã làm nên truyền thống tốt đẹp của ngành Tòa án; luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và trân trọng” – Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định.
Chủ tịch nước đánh giá: “Trong năm 2023, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, Tòa án các cấp đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; đề ra nhiều chủ trương với những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử; đã có những bước phát triển mới, đạt được những thành tích quan trọng”.
Tòa án đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trung tâm của hoạt động tư pháp; phấn đấu đạt và vượt nhiều chỉ tiêu công tác theo Nghị quyết của Quốc hội. Năm 2023, các Tòa án đã thụ lý 606.209 vụ việc, đã giải quyết được 540.490 vụ việc (đạt tỷ lệ 89,16%; cao hơn năm trước 0,26%). So với năm 2022, số vụ việc đã thụ lý tăng 38.688 vụ (tăng 6,8%); đã giải quyết tăng 35.809 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,89%; thấp hơn năm trước 0,01%.
Tòa án tổ chức xét xử thành công nhiều vụ án tham nhũng lớn, tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao.
Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo được các Tòa án tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm và không có ngoại lệ. Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động phối hợp tốt với liên ngành tố tụng ở Trung ương chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trinh giải quyết các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo như: vụ án Tân Hiệp Phát, Việt Á, Tân Hoàng Minh, vi phạm vê đấu thầu tại Bệnh viện Bạch Mai, Viện tim Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Vụ án FLC, vụ án chuyến bay giải cứu... Đã xử lý nghiêm nhiều vụ án gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, gây bức xúc lớn trong xã hội, được đông đảo dư luận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Hình phạt mà Hội đồng xét xử quyết định đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng là sự cảnh báo nghiêm khắc cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Qua xét xử, nhiều Hội đồng xét xử cũng chỉ ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm; kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.
Cùng với việc cùng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, Thẩm phán của các cấp Tòa án cũng liên tục được kiện toàn; bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý. Tiếp tục thực hiện những giải pháp đồi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm chủ động tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp phát triên lâu dài của Tòa án.
Các Tòa án đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ cho đội ngũ can bộ, Thẩm phán. Đã quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tồ chức thực thi trong toàn hệ thống "Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân" và "Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán" để tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, Thẩm phán các Tòa án. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án không ngừng trưởng thành, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp được giao.
Như vậy, có thể khẳng định trong năm 2023, Tòa án các cấp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai và thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tồ chức và công dân, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động chính trị, kinh tể, xã hội của đat nươc.
Chủ tịch nước cũng lưu ý, trên thực tế, mặc dù các Tòa án đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác nhưng vẫn còn những thiếu sót, khuyết điểm như: tỳ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; vẫn còn một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; chế độ chính sách đối với Thẩm phán, công chức Tòa án còn chưa tương xứng với trách nhiệm và áp lực công việc được giao; năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của một số cán bộ còn yếu, cá biệt có cán bộ vi phạm pháp luật bị xử lý...
Năm 2024, là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trọng trách của các Tòa án là cần tập trung thực hiện khẩn trương hơn các yêu cầu cải cách tư pháp; những nhiệm vụ còn lại của nhiệm kỳ. Chủ tịch nước bày tỏ đồng tình với mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2024 mà các đồng chí đã nêu trong Báo cáo cũng như Nghị quyết của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2024 của Tòa án nhân dân và nhấn mạnh thêm một số vấn đề như: Quán triệt đầy đủ, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương; Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; Xây dựng nền tư pháp văn minh, tiến bộ, trong đó Tòa án đóng vai trò trung tâm là nộì dung quan trọng để không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Chủ tịch nước khẳng định: Uy tín của Tòa án chính là tín nhiệm của thể chế chính trị, của Nhà nước, bởi đây là niềm tin của người dân vào công lý, công bằng xã hội. Khẳng định điều này giúp chúng ta thấy rõ hơn trách nhiệm chính trị của các Tàa án, nhất là đội ngũ Thẩm phán. Mỗi bản án phải làm sao đê thực sự "tâm phục, khẩu phục", khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, được công chúng đồng thuận; phải tạo ra được các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, có tác dụng giáo dục pháp luật và định hướng hoạt động của xã hội. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của các Tòa án là phải nâng cao chât lượng xét xử; không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; hạn chế thấp nhất các bản án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan. Trong thời gian tới, các Tòa án cần tiêp tục nâng cao chất lượng, tính khả thi, chính xác của các phán quyết, nhất là việc áp dụng các biện pháp tư pháp và xác định đúng trách nhiệm dân sự của tội phạm, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Khi phát hiện các bản án sai sót phải kiên quyết khắc phục, thành tâm nhận khuyêt điểm, sửa chữa để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Kiên quyết khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn tố tụng.