Học viện Toà án tổ chức khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2023, khu vực miền Nam đợt I
Untitled 1
Tham dự khoá bồi dưỡng có TS. Nguyễn Minh Sử – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Tòa án; ThS. Nguyễn Anh Thư – Trưởng khoa Đào tạo Thẩm phán, Học viện Tòa án cùng với hơn 160 hòa giải viên đến từ 6 đơn vị Tòa án các cấp khu vực phía Nam đợt I.
TS. Nguyễn Minh Sử, Phó Giám đốc Học viên Tòa án phát biểu khai mạc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ
Phát biểu khai mạc TS. Nguyễn Minh Sử giới thiệu khái quát sự hình thành Luật hòa giải, đối thoại và nhấn mạnh đây là chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp, dân sự, khiếu kiện hành chính việc thông qua Luật Hòa giải, đối thoại ngày 16/6/2020 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 chính thức. Chế định hòa giải đã được quy định trong các đạo luật và triển khai trên thực tế góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân, giữ gìn và củng cố tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, quan hệ hợp tác kinh doanh, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội.
Để phát huy hơn nữa vai trò của hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, giảm tải tối đa áp lực cho Tòa án, Thẩm phán, đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức cho Nhà nước và nhân dân, để các bên cùng thắng lợi và xã hội càng phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại khẳng định sự cần thiết của hoà giải, đối thoại tại Toà án.Việc nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, quy định mới của pháp luật và giải đáp các vướng mắc trong công tác hòa giải, đối thoại là hết sức cần thiết và quan trọng. Với yêu cầu đặt ra như vậy, Tòa án Tối cao đã giao cho Học viện Tòa án triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hòa giải viên hàng năm cho toàn bộ hòa giải viên tại 63 tỉnh, thành phố.
Phó Giám đốc Học viện Toà án hi vọng, khi tham gia khoá bồi dưỡng học viên sẽ tập trung tiếp thu nghiêm túc các chuyên đề; thẳng thắn trao đổi, chia sẻ các nội dung gắn với tình hình thực tiễn công tác, qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị.
Quang cảnh khoá bồi dưỡng
Trong 2 ngày diễn ra khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2023 khu vực miền Nam đợt I, các hòa giải viên được giảng viên giàu kinh nghiệm trao đổi nội dung 3 chuyên đề gồm: Kỹ năng của hòa giải viên trong việc hòa giải các tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai; Hòa giải tranh chấp hôn nhân và gia đình tại Tòa án; Kỹ năng tổ chức đối thoại khiếu kiện hành chính theo Luật hòa giải, đối thoại tạo Tòa án và phần thảo luận, giải đáp các vướng mắc của các hòa giải viên. Bên cạnh đó, các giảng viên còn cập nhật nhiều nội dung, quy định mới của pháp luật và trao đổi, giải đáp nhiều vướng mắc mà các hoà giải viên gặp phải trong công tác hòa giải, đối thoại, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng trong công tác hòa giải, đối thoại./.
Một số hình ảnh khác tại khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại: